Recents in Beach

header ads

KHOÁNG CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN

các loại khoáng chất cần thiết cho nuôi trồng thủy hải sản

KHOÁNG CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN

           Khoáng chất trong nuôi trồng thủy sản được chia thành 2 loại: là khoáng đa lượng gồm 7 khoáng đa lượng gồm Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phot-pho (P), Kali (K), Lưu Huỳnh (S). 16 khoáng vi lượng gồm: Nhôm (Al), Asen (As), CoBan (Co), Chrom (Cr), Đồng (Cu), Flo (Fl), Ido (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Molybden (Mo), Selen (Se), Silic, (Si), Niken (Ni), Thiếc (Sn), Va-Na-Di (V), Kẽm (Zn). 6 loại khoáng được xem là thiết yếu đối với tôm là Ca, Cu, Mg, P, K, Se và Zn.
            Đối với thủy sản khoáng chất góp phần hình thành bộ xương ngoài, cân bằng áp suất thẩm thấu. Khoáng là thành phần cấu trúc của các mô, dẫn chuyền sung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất đóng vại trò như là thành phần thieetd yếu cho các enzyme, vitamin, kích thích tố (Hormone), sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong qua trình chuyển hóa, chất xúc tác và hoạt hóa enzym.
             Đối với Tôm lớp vỏ cutin của Tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3 với một lượng ít Mg, P và S. Tôm có thể hấp thụ trực tiếp khoáng chất từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang, do đó  sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng mất đi trong quá trình lột xác của tôm là cần thiết. Việc bổ sung khoáng vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước. nghĩa là nêu khoáng dồi dào trong môi trường nước thì việc bổ sung khoáng vào thức ăn là không có ý nghĩa. Tuy nhiên nêu Tôm sống trong môi trường có độ mặn cao nhu cầu về Ca2+, Mg2+, K+ một phần được đáp ứng. Tuy nhiên nếu Tôm sống trong môi trường có độ mặn ~ 4%thì việc bổ sung 5 ~ 10 mg K+/L và 10 ~ 20 mg Mg+/L để đảm bảo Tôm phát triển bình thường và có tỉ lệ sống cao. Trong nước nuôi Tôm tỉ lệ Na:K phải đạt 28:1 và tỉ lệ Mg:Ca phải đạt 3,1:1
          Các loài thủy sản có thể hấp thụ khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và qua bề mặt cơ thể, hoặc thông qua thức ăn, và thay đổi theo sự điều hòa áp suất thẩm thấu và muối. Vì vậy yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phụ thuộc vào khoáng chất trong môi trường nước nuôi tôm.
          Khi nuôi ở nồng độ muối thấp, có sự chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu trong cơ thể và môi trường bên ngoài kết quả là Tôm sẽ lấy nước tự động qua mang và ruột. Tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy mối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn. Môi trường có thể đáp ứng đủ Na+ và Cl- của tôm, trong khi đó K+ thường thiếu hụt và cần cân đối khi nuôi tôm trong môi trường nước có độ mặn thấp. theo nhu cầu về hàm lượng K+ thì việc bổ sung khoáng trong khẩu phần ăn khoảng 1% là đủ. Tuy vậy , ảnh hưởng của việc thiếu hụt K+ còn chưa rõ ràng và ít được quan tâm trong quá trình nuôi.
          Tôm được nuôi trong môi trường có độ mặn cao thì không cần bổ sung Ca2+. Trong thức ăn tôm thẻ lượng P cần bổ sung là từ 1 ~ 2% Ca có thể ảnh hưởng đến sự hữu dụng của P do đó tỉ lệ Ca2+ trong khẩu phần ăn không nên vượt quá 2.5%. Trong nước biển thường tồn tại hàm lượng rất cao Mg (~ 1.350 mg/L) vì vậy hàm lượng Mg thường được bài tiết đối với tôm thẻ, vì vậy hàm lượng Mg luôn thấp hơn môi trường ngoài, do đó tôm thẻ chân trắng không cần yêu cầu bổ sung thêm Mg vào khẩu phần ăn. Mặt khác những nguyên liệu phôi trộn trong thức ăn Tôm rất giàu Mg do đó không cần thiết phải bổ sung thêm Mg vào khẩu phần thức ăn của Tôm Na+, Cl-, K+, Ca2+ và Mg2+ thường Tôm có thể nhận phần nào từ nước đáp ứng phần nào nhu cầu sinh lý của Tôm riêng (PO4)3- và (SO4)2- thì phải bổ sung thông qua con đường thức ăn.

CÁC BÀI ĐĂNG LIÊN QUAN

SỬ DỤNG KHOÁNG CHẤT TRONG NUÔI TÔM


Đăng nhận xét

header.php

0 Nhận xét